Hòa Bình – nơi được mọi người biết đến với những phong cảnh hữu tình cùng nhiều loại đặc sản “nức tiếng” xa gần, trong đó có cam Cao Phong. Không chỉ thơm ngon, giàu dinh dưỡng, hỗ trợ tích cực cho quá trình làm đẹp và giảm cân, cam Cao Phong còn là giống cam chủ lực tạo nên giá trị kinh tế cũng như thương hiệu cho nông sản của cả tỉnh Hòa Bình.
Như tên gọi của nó, cam Cao Phong có nguồn gốc từ huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Không hề quá lời khi nói đây chính là một vựa cam lớn nhất Miền Bắc. Nơi đây nổi tiếng với nhiều giống cam nổi tiếng như cam Canh, cam Xã Đoài, cam ruột đỏ,… Một khi đã đặt chân đến mảnh đất thơ mộng, hữu tình này, chắc chắn các du khách không thể không ghé qua mua một vài cân cam Cao Phong về làm quà.
1. Đặc điểm cây giống cam Cao Phong
Nếu được nhìn thấy giống cam này, chắc chắn bạn sẽ bị thu hút ngay và luôn. Cam Cao Phong là loại cây có thân cao từ 2 m đến 2,5 m, tán lá rộng và nhiều cành đâm tỏa đều sang mọi bên.
Đặc điểm của một số giống cam Cao Phong
- Cam Lòng Vàng: Loại quả này có vỏ mỏng bóng đẹp. Bên trong tép dày và mịn khi ăn có vị ngọt. Cây chín sớm cho năng suất cao trọng lượng quả trung bình khoảng 190gram.
- Cam Lùn Cao: Giống cam này có quả hình trứng dài vỏ dày hơn cam lòng vàng. Quả chín thường có màu vàng tưới bên trong tép mọng nước ăn ngọt
- Cam Xã Đoài: Giống cam này thường cho quả đẹp, rất bắt mắt, thường chín muộn đúng vào dịp tết nguyên đán, quả có màu vàng và ruột vàng đậm ăn rất ngon và ngọt.
Cam Cao Phong thường cho thu hoạch vào đầu tháng 11 hàng năm kéo dài cho đến tết Nguyên Đán, là thời điểm vào vụ chính có lẽ là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất trong năm của cả huyện Cao Phong.
2. Cách trồng cam Cao Phong
2.1 Tiêu chuẩn cây giống cam Cao Phong
Hiện nay, cam Cao Phong được trồng và nhân giống bằng phương pháp ghép hoặc chiết cành. Cành chiết mang đầy đủ tính trạng của cây mẹ có độ đồng đều 95%. Cần chọn những cây con giống khỏe mạnh không sâu bệnh và có chiều cao trên 50cm.
2.2 Tiêu chuẩn đất
Do Cao Phong là vùng đất đồi thổ nhưỡng đất là Feralit, cam Cao Phong ưa đất pha cát nhẹ. Chính vì thế muốn trồng thành công giống cam này, bạn nên chọn loại đất thịt cát pha nhẹ để trồng. Đất trồng phải có độ tơi xốp và có độ dốc thoải và đặc biệt là phải thoát nước tốt.
- Thời vụ trồng: Nên trồng cây vào mùa xuân, khoảng tháng 2-3, lúc đó thời tiết ấm áp, rất thích hợp cho cây sinh trưởng nhanh.
- Hố trồng: Kích thước của hố khoảng 50x50x5cm. Mỗi hố cách nhau khoảng 3-4m. Nếu trồng ở đất trũng thì phải làm luống cao khoảng 50cm tránh ngập úng nước. Cần bón lót cho cây trước 1 tháng. Trộn đất với phân hoai mục, phân lân và vôi bột rồi đổ xuống hố bón lót cho cây.
- Cách trồng cây cam cao phong: Đào hố nhỏ vừa bằng bầu đất rồi đặt cây con xuống. Cắm cọc tre để cố định cho cây không bị đổ. Chú ý tưới nước luôn để cây nhanh bén rễ
3. Kỹ thuật trồng cam Cao Phong đem lại hiệu quả kinh tế cao
Hãy tiến hành đào hố với đường kính tối thiểu là 50x60x60cm. Trước khi trồng 1 tháng cần bón lót cho hố khoảng 20kg phân chuồng hoai mục, 1,5kg phân Super Lân + 1kg vôi bột. Trộn đều lượng phân trên với đất và lấp kín hố trước khi trồng.
Khi trồng giống cây cam Cao Phong, bạn tiến hành rạch bỏ túi bầu và đặt cây con giống vào đúng giữa hố trồng đã chuẩn bị sẵn từ trước đó. Phủ đất ngang với mặt bầu quanh cổ rễ. Hãy điều chỉnh sao cho phần lưng mắt ghép quay về hướng gió chính và cắm cọc cố định cây con rồi sau đó tưới nước giữ ẩm cho cây.
Chăm sóc cây con thời kì đầu
Bạn tiến hành định kì bón phân cho cây cam mau lớn. Chia làm 4 lần cách nhau khoảng 2 tháng bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 12.
Phương pháp bón
Với loại phân NPK nên rắc đều xung quanh gốc, để lấy đươc số lượng đủ phân hữu cơ, tiến hành đào rãnh quanh gốc cây và rải đều lượng phân rồi lấp kín.
Tiến hành cắt tỉa và tạo tán khi cây cam Cao Phong được 1 tuổi. Bạn cắt cành cấp 1 cách mặt đất khoảng 40cm. Sau khi cành cấp 1 phát triển mạnh bạn tiến hành cắt tỉa tạo cành cấp 2 và cấp 3. Cắt tỉa làm sao cho các cành và nhánh tỏa đều ra các hướng.
Chăm sóc cây cam Cao Phong thời kì chuẩn bị thu hoạch
Lượng phân bón và thời gian bón tương tự như thời kì đầu. Sau khi cây cho thu hoạch, tiến hành cắt bỏ những cành tăm nằm bên trong tán và những cành vượt, cành sâu bệnh. Việc tỉa quả cũng là khâu cần thiết ở giai đoạn này. Khi quả đã ra ổn định bạn tiến hành cắt tỉa bỏ những loại quả nhỏ, quả dị tật vv chỉ giữ lại những quả to để trồng.
Chú ý : Để cây không bị cạnh tranh đất dinh dưỡng cần làm sạch cỏ thường xuyên. Dọn sạch và phát quang nơi trồng và có thể rắc thêm vôi bột để khử trùng mầm bệnh có trong đất. Lên phương hướng phòng tránh sâu bệnh như nhện vàng, nhện đỏ, sâu đục thân sâu ăn quả,…. Ngoài ra, có thể sử dụng tay để bắt nếu ít hoặc dùng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây khỏe những mầm bệnh hại.
Thu hoạch và bảo quản cam Cao Phong
Sau khi cam đã chuyển sang màu vàng đẹp mắt, quả to và mọng nước, có thể tiến hành thu hoạch.
Nên thu hái quả vào lúc trời râm mát không mưa, dùng kéo chuyên dụng cắt phần cuống quả nhẹ nhàng tránh dập quả. Thu hái xong có thể phân loại cam theo từng kích thước rồi bảo quản nơi thoáng mát sẽ giúp giữ được chất lượng quả tốt nhất. Sau khi thu hoạch hết quả từng vụ bạn tiến hành vệ sinh xung quanh tán cây. Cắt tỉa những cành sâu bệnh và cành già cho vụ tiếp theo.
4. Một số lưu ý đặc biệt khi chăm sóc cây cam Cao Phong
Làm cỏ đúng thời điểm
Để hạn chế cỏ dại, nên phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, cây phân xanh… xới phá váng sau những cơn mưa lớn. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 – 2 và vụ thu tháng 8 – 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2 – 3 lần.
Tỉa cành tạo tán
Sau khi trồng theo dõi cắt bỏ các cành vượt, chồi mọc ra từ gốc ghép. Khoảng 1 – 2 tháng khi cây đã bắt đầu bắt rễ đâm chồi, tiến hành hãm ngọn ở chiều ca 70cm.
Giữ lại 7 – 10 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều kiểu ngôi sao quanh gốc, tránh hiện tượng che khuất ánh sáng lẫn nhau.
Ở giai đoạn cây trưởng thành, thường xuyên cắt bỏ các cành già cỗi, sâu bệnh, cành bị gẫy đổ.
Bón phân
Năm đầu tiên: Sau một tháng cây hồi thì tiến hành bón thúc bằng phân đạm pha loãng (1%), cứ 15 – 20 ngày tưới 1 lần.
Giai đoạn năm thứ 2 – 3: Mỗi năm bón 10kg phân chuồng (phân hữu cơ vi sinh) + 100g urê + 300g supe lân + 100g kali chia thành 4 lần bón.
+ Lần 1 (tháng 9 – 11): 100% phân hữu cơ + 100% supe lân.
+ Lần 2 (tháng 1 – 3): 40% urê + 40% kali.
+ Lần 3 (tháng 5): 30% urê + 30% kali.
+ Lần 4 (tháng 7 – 8): 30% urê + 30% kali.
Giai đoạn kinh doanh (năm thứ 3 trở đi) tiếp tục giữ tỷ lệ bón và số lần bón như trên, nhưng tăng lượng phân cả năm cho mỗi cây lên như sau: 30kg phân hữu cơ + 500g supe lân + 500g urê + 500g kali.